Tự tin là khi ta có niềm tin vào khả năng, quyết định của bản thân. Mức độ tự tin của mỗi người khác nhau và cũng thay đổi theo từng trường hợp, chứ không cố định.
Tự tin là một trạng thái cảm xúc. Cảm xúc thì dễ bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên trong, bên ngoài khác nhau.
Như vậy, để tự tin hơn, một cách có thể làm là trở nên tịnh tâm trước những thứ có ảnh hưởng lên cảm xúc của bạn.
Những yếu tố bên ngoài thường khó thay đổi vì bạn không phải là người quyết định. Theo các nhà Khắc kỷ, thứ thay đổi được và nên được thay đổi chính là suy nghĩ hay nhận thức của bạn về tính huống gặp phải.
Thứ thay đổi được và nên được thay đổi chính là suy nghĩ hay nhận thức của bạn về tính huống gặp phải.
Bạn có thể bắt đầu với 4 thành phần cơ bản cấu thành nên sự tự tin dưới đây nhé!
1️. Self-awareness - Sự tự nhận thức
“Biết mình biết ta - Trăm trận trăm thắng”.
Trong mọi trường hơp, xác định được vị thế/vị trí của bản thân đều cực kỳ quan trọng. Nó cho ta biết giới hạn nào có thể phá vỡ, giới hạn nào cần được tôn trọng.
Mọi sự thái quá đều là không nên:
Thể hiện mình quá mức không phải là tự tin. “Nổ” quá sẽ gây ra sự phiền toái, khiến người xung quanh, đặc biệt là những người có vị thế cao, phản ứng lại theo cách không có lợi cho bạn. Hãy học cách trở nên khiêm tốn, làm nhiều hơn nói, show don’t tell. Chính hành động và phản ứng của bạn mới là thứ cho bạn tự tin bởi vì người tự tin luôn có phong thái rất khác người.
Khi bạn thấy không tự tin về một quyết định tập thể nào đó, hãy cho phép bản thân lên tiếng. Cho dù vai trò, tiếng nói của bạn trong team có bé tới đâu. Hãy thành thực và cho bản thân bạn biết rằng: “bạn có khả năng làm điều đúng đắn”. Dần dần bạn sẽ vượt ra hỏi vùng an toàn và tin tưởng chính mình hơn.
Thói quen phản tư giúp cho bạn có những nhận thức đúng đắn về bản thân. Từ nhận thức dẫn tới hành động. Lúc đó, bạn ứng xử với cuộc sống theo cách phù hợp hơn, bạn ít phải ngờ vực bản thân hơn.
Thêm vào đó, hãy trau dồi kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế. Không ngừng cọ xát, mở rộng thế giới quan để có thể trở nên bản lĩnh hơn.
2️. Passion - Đam mê
Đam mê là thái độ. Khi bạn đam mê, chính là khi bạn tự tin nhất. Khi đam mê, ta biến sự yêu thích thành thái độ nghiêm túc, cởi mở.
Đam mê là sự tiến lên, là phát triển.
Những người có đam mê là những “con thú khát máu”. Họ ngấu nghiến đam mê bằng cách dành một lượng lớn thời gian hoặc thậm chí là cả đời để theo đuổi. Thứ họ khao khát là sự thật, kiến thức và sự thông tuệ. Họ không "ngại" thất bại, thử sai để tìm ra chân lý.
Còn gì thỏa mãn hơn khi được làm những thứ ta yêu thích và hiểu rõ nhất 😉
3️. Discipline - Kỷ luật
Bạn không thể giả vờ sự tự tin được. Bạn buộc phải rèn luyện để có được nó.
Kỷ luật là nguyên liệu bắt buộc phải có để một sự tự tin không trở thành xáo rỗng.
Ta cần có tính tự giác cao vì một người tự tin không ỉ lại vào những gì mình đã biết. Họ phải trở nên tốt hơn, giỏi hơn từng ngày.
Con người là giống loài của hành vi. Chúng ta xây dựng cuộc sống từ những thói quen nhỏ mỗi ngày, kể cả phong thái tự tin cũng vậy.
Họ rèn luyện từng thứ nhỏ nhất trong cuộc sống. Liên tục, họ phải học và học lại mọi điều để làm mới bản thân. Không chỉ rèn luyện thể chất, họ phải trau dồi thái độ và kỹ năng sống.
Một người có thói quen đi làm đúng giờ sẽ tới cuộc hẹn trong phong thái chỉn chu, đĩnh đạc nhất. Khỏi cần bàn, người đó sẽ luôn gây thiện cảm và ấn tượng tốt.
Thêm vào đó, khi bạn cải thiện được một vài khía cạnh của cuộc sống sẽ dẫn tới các vấn đề còn lại sẽ trở lên tốt lên. Cộng dồn các sự tốt lên nhỏ (1% cải thiện mỗi ngày) là thứ bạn đang cần để đạt được sự tự tin bền vững
4️. Coachability - Tiếp nhận phản hồi đúng cách
Cuộc sống không có feedback là cuộc sống một chiều.
Coachability tạm hiểu là khi bạn không có một người luôn thúc ép, sửa sai cho bạn ( kiểu như 1 người thầy - từ “coach”) thì bạn vẫn có khả năng tự học hỏi, rút kinh nghiệm từ sai lầm của mình hoặc góp ý từ mọi người xung quanh.
Người tự tin không sợ phạm sai lầm, họ nhìn nhận mỗi thất bại là một bài học giá trị. Hãy học cách tôn trọng quyền được sai của bản thân bạn và của người xung quanh.
Tham khảo bài viết của anh Hoàng Nguyễn về: Tôn trọng quyền được sai của người khác (hoang.moe)
Hãy đón nhận những sai lầm, những phản hồi theo cách tích cực nhất có thể. Người tự tin luôn tìm kiếm những góc nhìn mới (nhiều khi nó không free, và cuộc đời bắt họ trả những cái giá rất cao) để bản thân họ trở nên hoàn thiện hơn.
🍃 Làm sao để thay đổi?
4 yếu tố nêu trên là các trụ cột mà một người tự tin cần có. Chúng là nền tảng xây dựng nên một nhân cách tự tin.
Một người tự tin thực thụ phải xuất phát từ trong tư duy và nhận thức.
Sự thay đổi thường khó khăn. Thay đổi chính là ta đang tự mâu thuẫn lại với bản thân trong quá khứ.
Thừa nhận sai lầm trong quá khứ là bước đầu tiến tới sự tự tin.
Cho dù là bạn muốn trở nên tự tin hơn, hay muốn phát triển bất kỳ góc độ nào trong cuộc sống, bạn đều cần giữ một thái độ thẳng thắn, thành thực nhất với chính mình.
Thực tế sẽ có lúc, bạn phải thách thức những giá trị ẩn sâu bên trong. Bạn trở nên hoài nghi con người bạn. Bạn cảm thấy mất cân bằng. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng. Mọi thứ rồi sẽ trở lại với cân bằng, thậm chí điểm cân bằng mới sẽ nằm ở trên cao hơn điểm cũ. Như thế tức là bạn đã phát triển.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn trở nên tự tin hơn và sớm gặt hái được những thay đổi có ý nghĩa cho cuộc sống.